CÁCH BẢO VỆ CHÂN

Giày bảo hộ lao động bảo vệ an toàn cho đôi chân 

Các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến chấn thương ở chân bao gồm các vật rơi xuống hoặc lăn, vật liệu đâm thủng, các chất nóng, ăn mòn hoặc độc hại, điện, tĩnh điện hoặc các bề mặt trơn trượt.

Những loại giày dép khác nhau có thể bảo vệ chân của bạn theo những cách khác nhau. Kiểm tra nhãn sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến nhà sản xuất để đảm bảo rằnggiày bảo hộ bạn chọn phù hợp với công việc và môi trường làm việc.

Những lựa chọn để bảo vệ chân bao gồm :

  • Giày, ủng bảo hộ có độ an toàn cao hoặc chống lại các nguy cơ ngã, nghiền hoặc cán phải. Giày bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn nén ép và va đập tối thiểu theo tiêu chuẩn ANSI Z41-1999 hoặc mang lại mức độ bảo vệ tương đương.
  • Một số giày bảo hộ có thể được thiết kế có tính dẫn điện để ngăn chặn sự tích tụ điện trong khu vực dễ nổ hoặc không dẫn điện để bảo vệ người lao động khỏi những nguy hiểm về điện ở nơi làm việc.
  • Những miếng bảo vệ khối xương bàn chân giúp bảo vệ mu bàn chân khỏi va đập và nén ép. Chúng được làm bằng nhôm, thép, sợi hoặc nhựa. Bạn có thể buộc vào chúng vào bên ngoài giày bảo hộ khi làm việc.
  • Những miếng bảo vệ ngón chân phải vừa khít với giày bảo hộ để bảo vệ ngón chân khỏi các va chạm và tác động bên ngoài. Chúng có thể được làm bằng thép, nhôm hoặc nhựa.
  • Bạn có thể sử dụng những đôi ủng cao su khi làm việc trong môi trường có bê tông hoặc những nơi lũ lụt
  • Giày bảo hộ có đế chống trượt được sử dụng ở những khu vực làm việc dễ trượt ngã hoặc những nơi ẩm ướt.
  • Khi làm việc ở nơi có bề mặt phủ tuyết hoặc băng trơn, bạn bên sử dụng giày hoặc ủng bảo hộ đúc để giảm nhẹ độ trơn trượt khi tiếp xúc với những bề mặt như vậy.
  • Xà cạp giúp bảo vệ cẳng chân và bàn chân khỏi các mối nguy về nhiệt như kim loại nóng chảy hoặc tia lửa hàn.


Othernews

Đối tác